Làng nghề đan bèo bồng, cói thôn Đồng Mới xã Khánh Hồng
Làng nghề đan bèo bồng, cói thôn Đồng Mới xã Khánh Hồng Ngày 15 tháng 7 năm 2024

     Theo nhiều người làm nghề, nghề đan bèo bồng thường không đòi hỏi vốn ban đầu và các kỹ thuật đan cũng đơn giản, có thể học hỏi lẫn nhau. Người dân chỉ cần chịu khó đi thu hoạch bèo tại các kênh rạch, ao hồ đem về phơi khô là có nguyên liệu để làm nên sản phẩm. Các công đoạn học nghề cũng không quá phức tạp, chỉ cần khéo léo và để ý một chút là có thể tạo ra các sản phẩm từ bèo bồng. Hiện các sản phẩm làm từ bèo tây chủ yếu là túi, làn đựng đồ, các loại giỏ, thảm, chậu cây... và nhiều mẫu mã khó hơn đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ thuật cao như các loại bình, lẵng hoa, túi xách, dép... Với tay nghề trung bình, một người đan đều đặn, mỗi ngày cũng có thu nhập từ 100 - 150 nghìn đồng. Với những người cao tuổi thường không tự tìm kiếm được nguyên liệu, phải mua bèo khô bán sẵn cũng có thu nhập từ 40-50 nghìn đồng/ngày. Hiện số người và hộ gia đình làm nghề đan bèo bồng ở nhiều địa phương đang có xu hướng tăng lên, khẳng định hiệu quả việc duy trì và tạo điều kiện cho làng nghề truyền thống phát triển

 

anh tin bai

                                                  Hình ảnh người dân thôn Đồng Mới đang đan bèo bồng, cói

      Khi mới bắt đầu thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thay vì tìm và đưa về những nghề mới với nhiều rủi ro thì địa phương lại lựa chọn chính nghề truyền thống của địa phương để truyền dạy. Dạy nghề cho những người đã biết nghề, đó là câu chuyện tưởng chừng như nghịch lý, song đã chứng minh được hiệu quả rất thiết thực. Trung bình mỗi năm, xã Khánh Hồng phối hợp đào tạo cho từ 50-60 lao động nông thôn, trong đó có sự phân hóa rõ đối tượng đã biết nghề để đào tạo nâng cao và dạy nghề mới cho lao động chưa biết nghề. Vì vậy mà chất lượng các lớp học đều đáp ứng yêu cầu đề ra. Đến nay, nghề đan cói, bèo bồng ở Khánh Hồng tuy là nghề phụ nhưng đã trở thành nguồn thu nhập chính cho người dân trong xã. Hiện trong tổng số gần 6.000 người trong độ tuổi lao động thì có tới hơn một nửa là làm nghề đan cói, bèo bồng với mức thu nhập bình quân từ 3,5-5 triệu đồng/người/tháng, có lao động tay nghề cao vẫn duy trì mức thu nhập từ 250-350 nghìn đồng/ngày công. Sản phẩm làm ra của bà con trong xã đều được doanh nghiệp thu mua tận nơi bởi hiện nay, trên địa bàn xã Khánh Hồng có 1 doanh nghiệp lớn, ngoài ra còn có 4 cơ sở thu mua.

                                                                                                                      Nguồn tin: CB VHTT xã Khánh Hồng

  • Từ khóa :
BẢN ĐỒ TP NINH BÌNH

Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập