Lễ
hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui
chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ
tiên ông cha ta, tổ tiên ta, cội nguồn ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội
riêng, Xã Khánh Hồng huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình cũng có lễ hội truyền thống
đặc sắc như Lễ hội truyền thống thôn Thổ Mật
. Đền Đông Thổ Mật - di tích lịch sử
văn hóa cấp tỉnh thời Thánh Tứ (huý là Phạm Tử Nghi) theo Đại Nam nhất thống
chí tập III, cho biết: Phạm Tử Nghị sinh ra tại xã Vĩnh Miệm, huyện An Dương.
Ông làm quan triều mạc đến chức thái uý, tước tứ Dương hầu. Sau phò mạc chính
Trung chạy ra chiến sứ Yên Quang, lại tiến sang nước Minh, thả quân xâm lấn Quảng
Đông và Quảng Tây, người Minh kìm chế không được. Sau khi mắt người xã Vĩnh Niệm
lập đền thờ. Nay từ Nam quan ven sông xuống đến bến sông, thuộc Hải Dương và
Sơn Nam, nhiều nơi có đền thờ. Các triều phong tặng, đời Lê chính hoà lập bia
ký. Tứ Dương Hầu Phạm tử nghi là một tướng tài Triều Mạc, ông người Trung Hành,
An Dương, Hải Dương, nay thuộc xã Đằng lâm, An Hải, Hải Phòng. Ông là người văn
võ toàn tài, có sức khoẻ, và chí khí hơn người. Nhà Mạc lên ngôi cử ông làm Đại
tướng, cho lên Trấn thủ mạn thượng du. Ông lãnh đạo quân ta dẹp tan đám giặc cỏ,
có tiếng lẫy lừng đến cả bắc nhiều. Ông được phong là "Tứ Dương hầu Nam
Dương nguyên suý". Bấy giờ giặc Minh xâm lược nước ta, vua quan triều đình
thấy quân Minh mạnh như chẻ tre, bàn định xin hàng. Nhưng ông vẫn một mực xin
đánh, vua bằng lòng phong ông làm Thái Uý kiêm đại tướng quân Thuỷ bộ, lãnh đạo
quân ta đánh cho giặc tan tác thua chạy đến tận Thiều Châu Trung Quốc rồi ông
tiến đánh Đình Hồ, đánh Quang Đông, chém giặc nhiều vô kể, ông đi trong số
quân, cải trang vào thành, chém 2 tướng giặc, đoạt cờ xí của giặc, và thu được
thành Quảng Đông. Rồi ông đưa quân đánh thành Quảng Tây; quân giặc đã mở rộng
thành xin đầu hàng. Tiếp đến ông cùng tướng lĩnh bàn kế đánh biện kinh, vua minh
ở biện kinh rất đỗi hoảng hốt sợ hãi. Nhưng do mưu kế của viên quan nhỏ biết tử
nghi rất có hiếu với mẹ liền kế bắt mẹ của ông. Quả nhiên vì tình nghĩa tử mẫu
ông đã đến biện kinh thụ mệnh để chọn hiếu. Ông thảo một tờ tấu gửi cho vua Nam
Triều, một tờ biểu gửi vua minh, xin mẹ được về nước, rồi xin đến cửa khuyết chịu
tội để cho yên qua nước mình. Giặc đem ông ra hành tội, rồi cho ông vào hòm
trôi sông về nước Nam; trôi từ Nam quan về đến Giang Phận làng Vĩnh Niệm (Hải
Dương) thì dừng lại, dân làng ra vớt lên, lập đền thờ ông, ngay canh sông, từ đấy
linh ứng lắm. Về sau hiển linh báo các làng ven sông, cho nên từ Nam quan đến Hải
Dương, Sơn Nam, chỗ nào có bến là cũng lập miếu thờ …………triều bắc Sắc phong làm
linh ứng Đại vương thần.
Đền Đông Thổ Mật còn thờ hai võ Sỹ tướng quân,
võ sỹ là quân Tuỳ Tòng theo hậu Đức Thánh Tứ.
Một số hình ảnh trong lễ hội truyền thống thôn Thổ Mật
Đặc biệt, hằng
năm, những lễ hội văn hóa truyền thống luôn được duy trì, trở thành sức mạnh
tinh thần to lớn. Đây là dịp nhân dân địa phương gửi gắm niềm tự hào về truyền
thống cha ông, tưởng nhớ công lao các vị thành hoàng làng đã che chở, phù trợ
cho nhân dân sinh cơ lập nghiệp. Đây cũng là dịp để mọi người cùng nêu cao tinh
thần gắn kết cộng đồng, tích cực vươn lên xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh
phúc.
Ngoài
các ngày lễ lớn, làng Thổ Mật còn tổ chức lễ hội quy mô không phải nhỏ diễn ra
từ mùng 10 đến 12 tháng 3 âm lịch hàng năm. Tại đây, nhân dân và du khách sẽ được trải nghiệm những nghi lễ truyền
thống trang nghiêm và hòa mình trong không gian độc đáo với nhiều hoạt động,
trò chơi dân gian như múa lân, múa rồng, kéo chữ, tổ tôm điếm, đánh cờ người,
chọi gà, kéo co… . Tất cả các trò chơi đó đều được lưu giữ, diễn sướng, thể hiện
bởi chính cộng đồng bản địa.
Đền
Đông Thổ Mật và lễ hội làng - sản phẩm văn hoá đặc biệt; Niềm tự hào của người
dân Khánh Hồng; Điểm hẹn hấp dẫn với đông đảo du khách khi tháng 3 về!
Nguồn tin: VHTT xã Khánh Hồng